Bí Quyết Để Tạo Nên Một Hồ Thủy Sinh Đẹp

Chơi thủy sinh là một thú vui tao nhã và không còn xa lạ ở Việt Nam bởi những lợi ích mà nó mang lại. Còn gì tuyệt vời hơn sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi lại được ngắm nhìn những chú cá, tép bơi lội tung tăng dưới tán cây thủy sinh rực rỡ sắc màu trong chính chiếc hồ thủy sinh đẹp xinh của mình. Để tạo nên một hồ thủy sinh thì người chơi cần có những kiến thức thủy sinh cơ bản mà Thủy Sinh Tím đã đề cập ở bài viết trước. Tuy nhiên, khi đã sở hữu cho mình một hồ thủy sinh rồi thì làm thế nào để biến nó trở thành một hồ thủy sinh đẹp lại là vấn đề khiến người chơi thủy sinh đắn đo suy nghĩ.

Trước khi bàn về bí quyết để tạo nên một hồ thủy sinh đẹp, chúng ta cần định nghĩa khái niệm "đẹp" trong thủy sinh là như thế nào? Tất nhiên mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng về cái đẹp, theo Thủy Sinh Tím thì ngoài bố cục trang trí hồ theo sở thích riêng của từng người, một hồ thủy sinh đẹp phải có những đặc điểm có thể cảm nhận bằng giác quan như: nước trong và không có mùi hôi; cây thủy sinh phát triển căng lá, lên màu tốt; cá, tép khỏe mạnh không bệnh tật.

Vậy làm thế nào để hồ thủy sinh của bạn có được những đặc điểm trên, hãy lắng nghe Thủy Sinh Tím chia sẻ bí quyết nhé!

1. Hồ thủy sinh đẹp là nước trong và không có mùi

Mới nghe qua vấn đề này chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ cứ dùng máy lọc là có thể giải quyết vấn đề. Điều này không sai, nhưng chỉ sử dụng máy lọc không thôi là chưa đủ, bởi thực tế rất nhiều hồ thủy sinh có dùng lọc nhưng nước vẫn bị đục và có mùi hôi. Nguyên nhân dẫn đến việc này chính là các chất hữu cơ tồn tại trong nước được sinh ra từ phân cá, thức ăn thừa, lá cây mục,...Để nước trong và không có mùi hôi thì phải xử lý các chất hữu cơ đó, và thật may mắn khi các chất hữu cơ này lại là thức ăn của vi sinh vật.

Vi sinh là tập hợp tất cả những sinh vật đơn bào, đa bào nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, tảo,...Vi sinh có mặt ở khắp mọi nơi, chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng (trong đó có chất hữu cơ) ở xung quanh môi trường sống và thải ra các đơn chất. Vi sinh vật trú ngụ trong các giá thể, cụ thể ở trong hồ thủy sinh thì giá thể cho vi sinh chính là vật liệu lọc. Vật liệu lọc chất lượng càng cao thì càng nhiều lỗ nang cho vi sinh trú ngụ.

Tuy nhiên số lượng vi sinh tự nhiên trong hồ thủy sinh là không đủ để phân hủy kịp các chất hữu cơ dư thừa nên chúng ta cần bổ sung thêm vi sinh sống vào hồ thông qua các chế phẩm. Chế phẩm vi sinh được sử dụng phổ biến trong thủy sinh hiện nay chủ yếu ở dạng nước bởi thời gian chờ để vi sinh hoạt động rất ngắn (vi sinh trong chế phẩm đang "ngủ", chúng chỉ hoạt động khi được thả ra môi trường) và chọn lọc được các loại vi sinh có lợi. Một vài chế phẩm vi sinh phổ biến hiện nay là: Vi khuẩn cộng sinh EM-1, Vi khuẩn cộng sinh EM-Pro, Vi khuẩn quang hợp Jlab,...

Vậy muốn nước trong và không có mùi cần bổ sung thêm vi sinh để có một hồ thủy sinh đẹp.

Bí quyết giúp nước bể cá trong vắt không cần dùng lọc

2. Hồ thủy sinh đẹp là cây phát triển căng lá, lên màu tốt

Bất kể sinh vật nào muốn tồn tại và phát triển được đều cần phải hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây thủy sinh cũng vậy, muốn lá căng đẹp lên màu tốt thì chúng ta tạo nên môi trường sống lý tưởng và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho chúng.

2.1. Hồ thủy sinh đẹp khi cây thủy sinh có môi trường sống lý tưởng

Môi trường sống của cây thủy sinh bao gồm: nước, nhiệt độ, ánh sáng. Nước cần phải sạch (trong và không có mùi hôi); nhiệt độ thích hợp cho cây thủy sinh phát triển giao động từ 23 - 26 độ C; ánh sáng đặc biệt quan trọng với cây thủy sinh, là điều kiện không thể thiếu để cây quang hợp tạo ra các chất hữu cơ nuôi sống bản thân và thải ra Oxy cho cá, tép hít thở.

Để đảm bảo nhiệt độ nước trong bể thủy sinh ổn định, chúng ta cần xác định nhiệt độ của nước thông qua nhiệt kế, sau đó sử dụng các thiết bị hỗ trợ tăng nhiệt (các loại máy sưởi) và thiết bị giảm nhiệt (các loại quạt bể cá) để điều chỉnh nhiệt độ nước trong bể.

Người chơi thủy sinh thường cung cấp ánh sáng cho bể thủy sinh trong nhà bằng các loại đèn thủy sinh chuyên dụng. Khi sử dụng đèn thủy sinh cần chú ý đến nhiệt độ màu của đèn được thể hiện theo thang Kelvin (K) là biểu hiện màu sắc của ánh sáng do đèn phát ra. Đối với những cây thủy sinh sắc đỏ nên sử dụng đèn có nhiệt độ màu từ 3000 - 4000K. Đối với cây thủy sinh sắc xanh nên dùng đèn có nhiệt độ màu từ 6500 - 10000K.

Một lưu ý nhỏ là không nên bật đèn cả 24h trong ngày để tránh rêu hại bùng phát. Rêu hại sẽ làm rữa lá cây thủy sinh, cây sẽ yếu dần và tệ hơn là có thể chết. Nếu rêu hại bùng phát thì rất khó để dập tắt mà phải dùng đến hóa chất, các loại thuốc diệt rêu để xử lý. Chúng ta nên bật đèn không quá 8 tiếng/ngày và chia ra thành các lần bật nhỏ, ví dụ buổi sáng bật khoảng 3 tiếng, buổi trưa bật đèn khoảng 2 tiếng và buổi tối là 3 tiếng, như vậy sẽ dễ dàng kiểm soát rêu hại hơn. Hồ thủy sinh đẹp là hồ thủy sinh không có rêu hại.

bí quyết tạo nên một hồ thủy sinh đẹp - 2

Ánh sáng từ đèn thủy sinh giúp cây phát triển tốt hơn

2.2. Hồ thủy sinh đẹp khi cây thủy sinh được cung cấp đủ dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh bao gồm các nguyên tố đa lượng, vi lượng, CO2 và một vài chất khác.

  • Các nguyên tố đa lượng: là những chất được tiêu thụ với số lượng lớn như ni-tơ (đạm - N), phốt-pho (lân - P), kali (K), cacbon (C), hydro (H), oxy (O).

  • Các nguyên tố vi lượng: là những chất được tiêu thụ chỉ với số lượng rất nhỏ như canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypden (Mo), clo (Cl).

  • CO2: là yếu tố thiết yếu cho cây thủy sinh hấp thụ để phát triển.

Phân nền và cốt nền trong hồ thủy sinh rất quan trọng, đảm nhiệm vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trong hồ thủy sinh sẽ có đa dạng loại cây, có những cây rất dễ sống nhưng cũng có những loại cây khó chăm sóc hơn, cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất mới phát triển căng đẹp. Vì vậy các sản phẩm phân nước và phân nhét đã ra đời để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc cây thủy sinh.

  • Phân nước: Có nhiều loại phân nước dành cho cây thủy sinh nhưng nên tránh sử dụng quá liều khiến tảo phát triển và gây nhiễm độc kim loại. Một số loại phân nước đặc biệt hơn có tác dụng tốt hơn rất nhiều và bao gồm một lượng dưỡng chất cần thiết vừa đủ, không có quá nhiều hay quá ít một số nguyên tố nào đó. Phân nước là dinh dưỡng hòa tan nhanh giúp cây thủy sinh dễ dàng hấp thụ qua thân, lá, rễ.

Một số loại phân nước có hiệu quả cao như: Phân nước T-Fertz Red, Phân nước T-Fertz Green, Phân nước Iron Jlab,...

  • Phân nhét: Bổ sung dinh dưỡng cục bộ cho bể thủy sinh. Chúng là dạng phụ gia giàu dưỡng chất và chứa rất nhiều vi lượng. Khi chúng ta cung cấp dưỡng chất đầy đủ tập trung tại gốc cho những cây phát triển khó cây trong hồ sẽ phát triển đồng đều hơn. Ngoài ra đối với những hồ thủy sinh lâu năm khi dưỡng chất của nền đã nhả gần như hết dưỡng, thì sản phẩm phân nhét thủy sinh bổ sung vào nền rất tốt, hiệu quả khả quan.

Ngoài các chất dinh dưỡng từ các loại phân bón thì CO2 là yếu tố không thể thiếu khi trồng cây thủy sinh. CO2 trong hồ thủy sinh được sinh ra từ khí thải của cá, tép và do vi sinh phân hủy chất hữu cơ tạo nên. Đối với một số loại cây thủy sinh dễ chăm sóc thì không cần thiết phải bổ sung thêm CO2, nhưng nếu tăng cường CO2 chắc chắn cây sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều. Nếu bạn không có điều kiện sử dụng bình CO2 chuyên dụng, có thể thay thế bằng các bộ CO2 mini hoặc viên sủi CO2.

Cây thủy sinh đẹp tạo nên hồ thủy sinh đẹp!

Tăng ánh sáng và CO2 hồ thủy sinh lên gấp đôi và kết quả sau 2 tuần

3. Hồ thủy sinh đẹp là cá, tép khỏe mạnh

Cá, tép sẽ tạo nên sự cân bằng trong hệ sinh thái hồ thủy sinh, làm cho hồ thủy sinh đẹp hơn, sinh động hơn. Chúng sử dụng oxy do cây thủy sinh tạo ra và lại thải các chất như CO2 để cây hấp thụ. Muốn cá trong hồ thủy sinh khỏe mạnh, lên màu đẹp thì cần chú ý đến các yếu tố về môi trường sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Môi trường sống của cá bao gồm: nước, nhiệt độ, ánh sáng.

  • Nước: trong và không có mùi, độ pH nên ở mức trung tính (khoảng 6.5), độ cứng (TDS) khoảng 75 - 180 mg/L. Sử dụng phụ kiện chuyên dụng để đo như giấy đo pH, bút đo TDS.

  • Nhiệt độ lý tưởng để cá cảnh phát triển là 25 - 29 độ C, một số loài cá có thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng này nhưng chúng phát triển không được tốt. Kiểm soát nhiệt độ tương tự như đối với cây thủy sinh.

  • Ánh sáng: tương tự như đối với cây thủy sinh, một ngày chiếu đèn không quá 8 tiếng và nên chia thành các lần bật nhỏ.

Để có được một đàn cá cảnh khỏe mạnh, người chơi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chúng. Nên chọn loại thức ăn tốt cho cá, đổi nhiều loại thức ăn để cá không bị chán; chia nhỏ từng bữa ăn cho cá, tốt nhất nên chăn 4 - 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng; mỗi lần chăn nên cho cá ăn đủ no (không quá no cũng không quá đói), cho lượng nhỏ thức ăn để dễ theo dõi xem cá đã đủ no hay chưa.

Một vấn đề mà rất nhiều người chơi thủy sinh, chơi cá cảnh gặp phải là cá mắc bệnh. Bạn hãy cố gắng tìm mua cá ở những cửa hàng cá cảnh chất lượng tốt để đảm bảo nguồn gene của cá. Vì dù bạn có chăm cá tốt đến đâu, có phòng bệnh kiểu gì thì cá đã mang sẵn mầm bệnh vẫn sẽ phát bệnh mà thôi. Khi cá mắc bệnh bạn phải nhanh chóng cách ly chúng và sử dụng các loại thuốc chữa bệnh cho cá để xử lý.

Những sai lầm cơ bản khiến đàn cá của bạn chết dần chết mòn

Hồ thủy sinh đẹp hơn nếu có những chú cá cảnh khỏe mạnh tung tăng bơi lội.

Trên đây là bí quyết của Thủy Sinh Tím giúp bạn tạo nên một hồ thủy sinh đẹp. Hy vọng rằng các bạn đã bỏ túi cho mình thêm nhiều tip chăm sóc hồ thủy sinh thật hữu ích.

>>> Mua ngay các sản phẩm hỗ trợ cây và cá của Thủy Sinh Tím để chăm sóc thật tốt cho chiếc hồ thủy sinh của mình nhé!

Thủy Sinh Tím

Website: https://thuysinhtim.vn

Shopee: https://shopee.vn/thuysinhtim

Hotline: 0865313256 (HN) - 0785111988 (HCM)

FanPage Facebook: https://www.facebook.com/ThuySinhTim

Showroom 1: Cuối ngõ 26, phố Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Showroom 2: Số 1A Bàu Cát 1, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Bình luận (1)
1
1
09 October 2019
555
Viết bình luận
zalo